Internet Trong thập niên 1970, các kỹ sư điện toán của các viện nghiên cứu trên khắp nước Mỹ bắt đầu liên kết máy tính của họ với nhau thông qua công nghệ của ngành liên lạc viễn thông. Những cố gắng này được ARPA hỗ trợ, và mạng máy tính mà nó cung cấp được gọi là ARPANET. Các công nghệ tạo ra Arpanet đã mở rộng và phát triển sau đó. Chẳng bao lâu, mạng máy tính mở rộng ra ngoài các viện khoa học và được biết đến như là Internet. Trong thập niên 1990, việc phát triển của công nghệ World Wide Web đã làm cho ngay cả những người không chuyên nghiệp cũng có thể sử dụng internet. Nó phát triển nhanh đến mức đã trở thành phương tiện liên lạc toàn cầu như ngày nay. Phương thức hoạt động Trong khi các công nghệ sử dụng trong máy tính không ngừng thay đổi kể từ những chiếc máy tính có mục đích không nhất định đầu tiên của thập niên 1940 (Xem Lịch sử phần cứng máy tính) thì phần lớn các máy tính vẫn còn sử dụng kiến trúc Von Neumann. Kiến trúc Von Neumann chia máy tính ra làm bốn bộ phận chính: 1. Đơn vị số học và lôgic (ALU), 2. Mạch điều khiển (control circuitry), 3. Bộ Nhớ 4. Các thiết bị Xuất/Nhập (I/O). • Các bộ phận này được kết nối với nhau bằng các bó dây điên (được gọi là các bus khi mỗi bó hỗ trợ nhiều hơn một đường dữ liệu) và thường được điều khiển bởi bộ đếm thời gian hay đồng hồ (mặc dù các sự kiện khác cũng có thể điều vận mạch điều khiển). Bộ nhớ Bài chi tiết: Bộ nhớ máy tính Bộ nhớ máy tính có 2 phần chính là bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Trong hệ thống này bộ nhớ là sự nối tiếp của các ô đánh số thứ tự, mỗi ô chứa một phần nhỏ của thông tin. Thông tin có thể là chỉ thị cho máy tính. Mỗi ô cũng có thể chứa dữ liệu mà máy tính cần để thi hành chỉ thị. Nội dung của một ô nhớ có thể thay đổi ở bất kỳ thời điểm nào. Kích thước một ô nhớ cũng như số lượng ô nhớ thay đổi theo từng máy tính giống như công nghệ sử dụng trong việc chế tạo bộ nhớ, từ relay cơ-điện tới ống chứa thủy ngân, từ băng từ tới transistor hay IC.